Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo và các script chặn quảng cáo để xem trang này. Cách tắt xem tại S.ID/GAG
  • Tin mới nhất

    Thursday, May 18, 2017

    [TUT] Cách cài VestaCP cho VPS Linux

    Lượn trên mạng một vòng tìm Control Panel miễn phí cho linux, mình thấy VestaCP có nhiều review tốt lại hỗ trợ nhiều kiểu webserver khác nhau, nên mình làm bài hướng dẫn cài Vesta cho bà con tham khảo.

    Mục đích chính:


    • Biến VPS với cấu hình thấp ~ 1GB RAM thành máy chủ share hosting, tạo host trên linux nhanh chóng để chạy mấy cái web wordpress cùi.
    • Cấu hình phải đơn giản, tiêu tốn ít tài nguyên cần nhất là phải ổn định.
    • Các tính năng cần phải có: thêm website, email, database, backup restore tốt, báo cáo thông kê đầy đủ, giao diện quản lý thân thiện.
    • Mình chỉ cần vậy thôi vì gõ mãi command trên SSH cũng chán.

    Hướng dẫn cài VestaCP trên VPS Linux


    1. TÌM HIỂU VESTA

    Đến thời điểm viết bài VestaCP đã có bản 0.9.8-15 hỗ trợ cũng khá đầy đủ các distro.

    RHEL / CentOS 5,6,7.
    Debian 6,7,8.
    Ubuntu 12.04-15.10, ubuntu 16.04 mới quá chưa thấy update.

    CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH


    • Web: nginx + apache, nginx + php-fpm, apache
    • FTP: vsftpd, proftpd
    • Mail: exim + dovecot + spamassassin + clamav (web mail RoundCube)
    • DNS: named (bind)
    • Firewall iptables + fail2ban
    • DB: MySQL, PostgreSQL (tích hợp phpmyadmin)
    • Repository: remi
    • File System Quota: yes


    CÁC TÍNH NĂNG TRẢ PHÍ

    Nói gì thì nói free cũng phải có gạo mà ăn, có 2 tính năng Vesta không hỗ trợ và bắt trả phí.

    File Manager: bạn không thể edit file, download, upload source code, nén và giải nén trên giao diện web được.
    SFTP Chroot: tình năng này cũng quan trọng phết nó ngăn không cho người dùng truy cập linh tinh ngoài Home Directory của mình khi dùng SFTP.
    Bó chiếu toàn những cái quan trọng nó bắt trả tiền mới nhọ, tuy nhiên tất cả những hạn chế đó mình có thể lách luật được bằng cách cài đặt File Manager của bên thứ 3 và vào VPS cấu hình SFTP Chroot lại trên SSH.

    NHỮNG AI NÊN DÙNG VESTA

    Với những thông tin trên, Vesta chỉ phù hợp với đối tượng có kiến thức VPS cơ bản muốn làm share host tự mình quản trị và triển khai cho khách hàng. Nếu để người dùng tự quản lý thì không phù hợp, bạn nên suy nghĩ đến việc mua license VestaCP hoặc chuyển sang các Contro Panel trả phí như Cpanel, DirectAdmin, Plesk…

    2. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VESTA

    Bài này mình sẽ cài đặt Vesta trên Ubuntu 15.10 và dùng các dịch vụ cần thiết cho một máy chủ share host.


    • Web: nginx+php-fpm, setup LEMP thử xem sao còn LAMP Webserver dễ hơn để sau vậy
    • FTP: vsftpd
    • Mail: exim + dovecot + spamassassin + clamav
    • DNS: named
    • Firewall iptables + fail2ban
    • DB: MySQL
    • Repository: remi
    • File System Quota: yes
    Để bắt đầu, bạn mở Putty SSH vào VPS chạy cho mình 2 lệnh để update Ubuntu.

    apt-get update
    apt-get upgrade

    Tiếp theo down script cài đặt VestaCP về

    curl -O http://vestacp.com/pub/vst-install.sh

    Tiếp theo vào trang chủ Vesta.

    Chọn Advanced Install Setting chọn các package cần cài đặt như hình bên dưới.


    Nếu không đặt Password đăng nhập khi cài xong Vesta sẽ tự sinh cho bạn một mật khẩu ngẫu nhiên.

    Chọn xong, bạn ấn vào nút Generate Install Command, Vesta sẽ tự xuất ra command cài đặt bạn copy paste vào SSH để cài.

    bash vst-install.sh --nginx yes --phpfpm yes --apache no --vsftpd yes --proftpd no --exim yes --dovecot yes --spamassassin yes --clamav yes --named yes --iptables yes --fail2ban yes --mysql yes --postgresql no --remi yes --quota yes --hostname srv3 --email admin@thuysys.tech
    Giao diện cài đặt Vesta hiện ra bạn chọn y




    Ngồi đợi khoảng 15 phút đến khi nhìn thấy thông báo bên dưới là ok.

    Congratulations, you have just successfully installed Vesta Control Panel
    https://45.32.12.45:8083
     username: admin
    password: Fgpm5k3TXZ 
    We hope that you enjoy your installation of Vesta. Please feel free to contact us anytime if you have any questions.
    Thank you.
    Bạn mở trình duyệt lên truy cập vào link https://45.32.12.45:8083 để vào trang quản trị Vesta Control Panel. Nếu có cảnh báo https bạn chọn Advanced -> Proceed to… để truy cập tiếp.



    3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VESTA

    3.1 TỔNG QUAN

    Giao diện quản trị Control Panel Vesta khá là đơn giản.

    Menu về hệ thống


    • Packages: tạo các gói host nhỏ cho người dùng, bạn có thể tự định nghĩa hoặc dùng các gói được thiết lập có sẵn của Vesta.
    • IP: bổ sung địa chỉ IP Publich cho server.
    • Graphs: thống kê về tài nguyên sử dụng, lưu lượng truy cập, số kết nối của CPU, RAM, Bandwidth, FTP, MySQL… theo ngày, tuần, tháng, năm.
    • Statistics: tổng quan về số lượng Domain, DNS Records, Mail, Disk hiện đang có trên server
    • Log: nhật ký ghi lại công việc đã làm trên server.
    • Update: chức năng tự cập nhật phiên bản mới của Vesta.
    • Firewall: cấu hình tường lửa cho phép hoặc chặn địa chỉ IP tấn công, hoặc kết hợp với fail2ban để chặn tấn công một dịch vụ nào đó.
    • Server: Stop, start quản lý các dịch vụ dùng cho Vesta.

    Menu chức năng

    Chủ yếu dùng để quản lý tài khoản, website người dùng.

    • User: tạo và quản lý user.
    • Web: để thêm domain cho các trang web mới.
    • DNS: cấu hình DNS cho các trang web mới.
    • Mail: quản lý địa chỉ email thêm, xóa tài khoản, mặc định vesta dùng webmail roundcube.
    • DB: quản lý database, mặc định Vesta dùng phpmyadmin quản trị CSDL.
    • Cron: để tạo crontab tự động thực hiện công việc nào đó.
    • Backup: sao lưu và phục hồi dữ liệu server. Có rất nhiều tùy chọn bạn có thể sao lưu hoặc restore toàn bộ hoặc chọn các dịch vụ cần thiết WEB, DNS, Mail, DB.. rất linh hoạt.

    Nói chung, với một Control Panel miễn phí từng đó chức năng cũng đủ sài rồi, tiếp theo chúng ta đi vào chi tiết để setup một trang web xem sao.

    3.2 TẠO USER MỚI

    Hiển nhiên admin là bố tướng có quyền sinh quyền sát, bạn chỉ nên dùng tài khoàn này để setup ban đầu thôi. Còn đối với khách hàng thì nên tạo cho họ riêng một tài khoản khác.

    Để tạo tài khoản, bạn click chọn User -> Add User (hình dấu +)



    Nhập thông tin như bên dưới, ấn Add để khởi tạo



    Giờ bạn thử logout tài khoản admin rồi login bằng user vừa khởi tạo xem sao.

    3.3 CÁCH THÊM WEBSITE MỚI

    Sau khi login vào tài khoản mới, muốn host trang web nào đó chọn Web -> Add Web Domain



    Nhập thông tin cần thiết vào.



    Chọn DNS SupportMail Support để Vesta tự động thêm DNS và địa chỉ Email cho bạn, hoặc chọn thêm Advanced Options để tạo tài khoản FTP nếu muốn.

    3.4 CÁCH TẠO DATABASE

    Công đoạn tiếp theo là tạo database để chạy website, chọn DB -> Add Domain rồi nhập thông tin cần thiết vào



    Nhấn Add thế là xong.

    Đến đây coi như xong phần giới thiếu về Vesta Control Panel cùng các chức năng chính của nó còn lại các bạn tự mò thêm.

    Làm theo hướng dẫn trên là bạn đã có nhưng thứ cần thiết nhất để triển khai cho một trang web hoàn chỉnh. Mình sẽ sử dụng domain thuysys.tech cho nội dùng bài bên dưới để cài web nhé.

    4. HƯỚNG DẪN CÀI WORDPRESS TRÊN VESTA

    Do không có File Manager bạn không thể unzip mã nguồn wordpress qua Web browser được, mà phải giải nén trên PC rồi dùng WinSCP hay FileZilla up ngược lên server. Mã nguồn wordpress có 8MB mà ngồi cỡ 20 phút chưa xong việc quản lý hosting khá khó khăn.

    Trong tình huống này các bạn phải SSH vào server down mã nguồn về.

    Download WordPress từ trang chủ:

    wget https://wordpress.org/latest.zip

    Nó là file nén .zip nếu chưa có unzip bạn cài thêm vào cho mình

    CentOS: yum install unzip
    Ubuntu: apt-get install unzip

    Giải nén mã nguồn WordPress trên VPS.

    unzip latest.zip

    Sau đó copy toàn bộ mã nguồn đã giải nén vào thư mục

    /home/thuytech/web/thuysys.tech/publich_html

    Đây là cấu trúc thư mục của Vesta mới nhìn hơi khó nhớ, ai đã cài Control Panel rồi chắc không lạ với cấu trúc này.


    • home: toàn bộ dữ liệu người dùng web, mail, config nằm trong này hết.
    • thuytech: tên tài khoản của người dùng.
    • web: các domain(trang web) do thuytech thêm vào ở trong này cả.
    • thuysys.tech: là domain mà thuytech đã thêm vào.
    • public_html: đây là thư mục chứa code của website, bạn vứt mã nguồn wordpress vào đây là xong.

    Xong đâu đấy, bạn mở trình duyệt truy cập vào thuysys.tech nếu xuất hiện màn hình như bên dưới là thành công rực rỡ.



    Bạn chọn Continue làm theo các bước của trình cài đặt, các thông tin database bạn đã tạo sẵn ở bước trên bạn chỉ cần thêm vào cho đúng chỗ.

    Và đừng quên chown cho thư mục public_html không lại phải nhập tài khoản FTP to tay.

    chown -R thuytech:thuytech /home/thuytech/web/thuysys.tech/publich_html
    Nguồn: thuysys

    No comments:

    Post a Comment

    Chào bạn,
    Nếu bạn có thắc mắc gì đừng ngại ngần để lại bình luận nhé. Bình luận của bạn rất quan trọng trong việc phát triển blog của chúng mình. Cám ơn bạn đã ghé thăm blog.

    Lượt truy cập

    Lưu trữ